Thứ sáu, 08/11/2024
  • Bệnh viện đa khoa lâm hoa

    Tâm tài vì sức khỏe

  • phone HOTLINE

    1/ Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa Thái Bình: 0945 848 848

    2/ Bệnh viện đa khoa Tư nhân Lâm Hoa: 0983 862 862

    3/ Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa Hưng Hà: 090 444 1268

    ambulance

  • Trang chủ Cẩm nang sức khỏe Bác sĩ Việt tại Nhật chỉ ra nghịch lý chống ung thư ở Việt Nam và những ví dụ đáng buồn

    06/11/2018 - 08:03

    Người Việt chi nhiều tiền mua thực phẩm chức năng “ngừa ung thư” nhưng vẫn uống rượu bia, hút thuốc lá. Đó là những ví dụ rất đáng buồn.

    Trong số các phương pháp đã được ứng dụng lâm sàng, các dòng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (Immune Checkpoint inhibitors) như Nivolumab, Pembrolizumab, Ipilimumab,… có nhiều số liệu về độ an toàn và hiệu quả vì đã qua nhiều đợt thử nghiệm lâm sàng trên nhiều tình huống khác nhau.

    Kỳ vọng vào những thuốc này là khá cao, ở một số loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư thận, melanoma,… thuốc giúp tăng tỉ lệ đáp ứng ở khối u cao hơn hóa trị thường quy, và một bộ phận bệnh nhân còn duy trì được hiệu quả điều trị dài lâu (“long tail” effect).

    Bác sĩ Việt tại Nhật chỉ ra nghịch lý chống ung thư ở Việt Nam và những ví dụ đáng buồn - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, những thuốc này chi phí rất cao nên việc áp dụng đại trà, không cân nhắc lợi ích tổng thể (thiệt hại tài chính và ảnh hưởng cho cả gia đình) là rất nguy hiểm.

    Thuốc cũng không có hiệu quả ở mọi ca bệnh; những thuốc có kết quả tốt ở ung thư phổi nhưng khi sang ung thư dạ dày lại không có hiệu quả như mong đợi, và các bác sĩ/nhà nghiên cứu vẫn đang tìm những đặc điểm sinh học giúp sàng lọc ra những bệnh nhân có cơ hội đáp ứng thuốc cao nhất.

    Vì thế, cần lưu ý là mọi điều trị phải đúng chỉ định, tức là phải biết rõ kết quả thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh thuốc tốt ở loại ung thư nào, giai đoạn nào, đối tượng nào,… để cân nhắc áp dụng.

    Dù liệu pháp miễn dịch đang là công cụ mới giúp thay đổi toàn cảnh chiến lược điều trị ung thư, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng dưới tư vấn của các nhà chuyên môn để sử dụng đúng “vũ khí”, đúng tình huống để tránh tiền mất tật mang, chưa kể tới việc biết cách xử trí khi có tác dụng ngoài mong muốn.

    Ung thư biết sớm trị lành

    Mặc dù những nghiên cứu tại nước ngoài đã cho thấy “Ung thư biết sớm trị lành”, nhất là khi kèm theo việc thay đổi lối sống và các phương pháp tầm soát phù hợp, việc áp dụng những kết quả đã biết ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề nan giải.

    Đó là do sự khác nhau về văn hóa, nhận thức trong cộng đồng, cũng như nguồn lực y tế tại địa phương.

    Chính vì thế, việc giúp mọi người có ý thức phòng bệnh và phát hiện sớm bệnh rất quan trọng. Nhưng không được gây hoảng loạn tâm lý trong cộng đồng và định hướng người dân chạy theo những phương pháp không hiệu quả, hay gọi là “con nhà lính tính nhà quan” thường mang lại đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc tổng thể.

    Thực tế có nhiều bệnh nhân đang bỏ tiền mua thực phẩm chức năng “ngừa ung thư” hoặc tìm hỏi về xét nghiệm gene tầm soát ung thư sớm trong khi rượu bia hay thuốc lá thì không bỏ; tôi nghĩ đấy là những ví dụ rất đáng buồn.

    Song song với việc khuyến khích đúng đối tượng đi tầm soát với phương pháp phù hợp để phát hiện sớm, cần nâng cao khả năng chuyên môn, cũng như kỹ năng và thái độ ứng xử của các nhân viên y tế giúp bệnh nhân yên tâm hơn.

    Cần có thêm nhiều giao lưu quốc tế để các bác sĩ, điều dưỡng tại Việt Nam có cơ hội cập nhật kiến thức mới vì chẩn đoán ung thư sớm vẫn còn là một thách thức.

    Thách thức khi chữa bệnh ung thư trong nước?

    Tại Việt Nam, nhiều người khi phát hiện có bệnh ung thư thì tìm mọi cách để ra nước ngoài chữa. Như một số chuyên gia trong nước đã phân tích, hiện tượng này có lẽ là do các dịch vụ y tế liên quan tới điều trị ung thư tại Việt Nam nhìn chung còn kém về chất lượng.

    Ngoài cơ sở vật chất thiếu thốn, khả năng giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng làm nhiều người bệnh và gia đình không yên tâm tin tưởng khi điều trị.

    Tuy một số kỹ thuật tiên tiến và thuốc men đã được cập nhật và tiến hành rất tốt ở một số cơ sở y tế trọng điểm ở Việt Nam, vấn đề quá tải và truyền thông y tế (nhiều tin đồn làm bệnh nhân lung lay tinh thần) cũng là những thách thức cần cải thiện.

    Nói thêm về vấn đề truyền thông, qua một số câu chuyện chia sẻ trong nhóm Hỗ trợ bệnh nhân ung thư (Facebook Group) mà nhiều bác sĩ, sinh viên nhóm Y Học Cộng Đồng tư vấn miễn phí cho bệnh nhân, tôi thấy rằng hiểu biết của người dân về căn bệnh còn hạn chế.

    Bệnh nhân rất dễ bị các công ty tư vấn/môi giới lôi kéo dụ dỗ ra nước ngoài, theo các phương pháp điều trị không đúng chuẩn, với niềm kỳ vọng bị bơm thổi quá đáng.

    Bà con nên theo dõi các báo chí chính thống và nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, không nên nghe theo các trang mạng không có người chịu trách nhiệm, không có cơ sở khoa học mà lập ra chỉ để quảng cáo bán hàng, dẫn tới tiền mất tật mang.