Thứ ba, 10/09/2024
  • Bệnh viện đa khoa lâm hoa

    Tâm tài vì sức khỏe

  • phone HOTLINE

    1/ Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa Thái Bình: 0945 848 848

    2/ Bệnh viện đa khoa Tư nhân Lâm Hoa: 0983 862 862

    3/ Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa Hưng Hà: 090 444 1268

    ambulance

  • Trang chủ Tin Tức Y Tế Sửa đổi Luật BHYT phù hợp với tình hình mới

    03/04/2020 - 13:51

    Để chuẩn bị cho một giai đoạn mới, với tinh thần cầu thị, đánh giá, tổng kết thực tiễn, tổng hợp và luận giải các vấn đề vướng mắc, xem xét kinh nghiệm trên thế giới về BHYT, ngay sau khi Ban Chấp hành TW có Nghị quyết 20, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật BHYT sửa đổi phù hợp với tình hình mới.

     

    Hiện nay, thực hiện theo Luật Khám chữa bệnh, Luật BHYT thì một số loại bệnh chưa được bao phủ, phạm vi quyền lợi của người bệnh được hưởng như thuốc, vật tư y tế ở các tuyến còn bị giới hạn. Cơ chế tự chủ tính đúng, tính đủ trong giá dịch vụ khám chữa bệnh, giao mức trần chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các cơ sở y tế…. đang là nguyên nhân dẫn đến quyền lợi của người bệnh bị hạn chế, gây khó khăn cho các cơ sở y tế.

    Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi Luật Khám chữa bệnh, Luật BHYT cho phù hợp với thực tiễn.

     

    AAGFyLO

     

    Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời cử tri tỉnh Thanh Hóa như sau:

     

    Về việc sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Thực hiện Nghị quyết số 57/2017/QH14 ngày 8/6/2018 của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018 và Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 28/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án Luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018, các dự án Luật thuộc Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2019 (Quyết định số 792/QĐ-TTg), Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xây dựng dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

     

    Theo dự kiến, Bộ Y tế gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự án Luật này vào tháng 12/2019, trình Chính phủ cho ý kiến vào tháng 2/2020 và trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 5/2020.

     

    Về việc sửa đổi Luật BHYT: BHYT là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước ta, là cơ chế tài chính trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vì mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong lĩnh vực chăm sóc, bảo về sức khỏe nhân dân.

     

    Từ khi có Luật BHYT năm 2008 (Luật số 25/QH12), sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2014, (Luật số 46/QH13), công tác BHYT ngày càng được quan tâm, chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo. Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chính sách BHYT đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

     

    Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện Luật BHYT vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong quy định và trong tổ chức thực hiện Luật. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực thi pháp luật. Công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế do năng lực, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát sinh.

     

    Một số vấn đề trọng tâm trong chính sách BHYT liên tục được nghiên cứu, đánh giá và có các giải pháp phù hợp với thực tiễn như: Phát triển đối tượng tham gia BHYT; quyền lợi của người tham gia BHYT; Tổ chức khám, chữa bệnh BHYT; phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; công tác giám định; quản lý và sử dụng quỹ BHYT và các vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý Nhà nước về BHYT.

     

    Để chuẩn bị cho một giai đoạn mới, với tinh thần cầu thị, đánh giá, tổng kết thực tiễn, tổng hợp và luận giải các vấn đề vướng mắc, xem xét kinh nghiệm trên thế giới về BHYT, ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương có Nghị quyết số 20, ngày 22/5/2018, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch số 453/KH-BYT xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật BHYT sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Tháng 12/2018, Bộ Y tế đã thành lập Ban soạn thảo để xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi. Trên cơ sở tổ chức dánh giá thực hiện Luật BHYT tại một số địa phương, tổng hợp các báo cáo tổng kết thực hiện Luật BHYT thời gian qua của các địa phương, Bộ Y tế đã tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Luật BHYT giai đoạn 2015-2019, đồng thời cũng xây dựng dự thảo Luật BHYT sửa đổi.

     

    Theo dự kiến, Bộ Y tế sẽ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự án Luật BHYT vào tháng 3/2020, trình Chính phủ cho ý kiến vào tháng 4/2020 và trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 5/2020.

     

    Theo: baochinhphu.vn